Sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, nhiều người lo lắng không biết làm thế nào để vệ sinh mũi sạch sẽ và giúp mũi nhanh hồi phục. Bên cạnh đó, một chế độ kiêng khem và chăm sóc đặc biệt sau khi nâng cũng là điều bạn cần quan tâm để mũi tránh bị nhiễm trùng. Dành ra 5 phút đọc bài viết để lắng nghe lời chỉ dẫn từ các chuyên gia thẩm mỹ nhé.
1. Những hiện tượng thường gặp sau khi nâng mũi
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ gặp các triệu chứng sau đây. Hãy yên tâm rằng đây là các triệu chứng rất bình thường sau khi thực hiện phẫu thuật và bạn chỉ cần chú ý cách vệ sinh mũi, cách chăm sóc kiêng khem theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sau khi nâng mũi để có được kết quả tốt nhất.
Các triệu chứng thường gặp là:
- Phù nề, sưng tấy vùng quanh mũi và mắt sau khi ngủ dậy, do đó nên việc thở bằng mũi sẽ hơi khó khăn
- Xuất hiện cảm giác đau nhẹ, căng cứng ở phần đầu mũi
- Chảy dịch màu hồng nhạt ở mũi khi cúi người, hoạt động mạnh
- Có thể xuất hiện bầm tím vùng phẫu thuật từ 1 – 2 tuần (tùy cơ địa)
- Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ
2. Cách vệ sinh mũi sau khi nâng giúp mũi mau lành, tránh nhiễm trùng
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau. Đây đều là những vật dụng đơn giản bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các tiệm thuốc nhé.
+ Bông tẩy trang
+ Bông y tế
+ Dung dịch sát khuẩn Betadine
+ Nước muối sinh lý NaCl 0,9%
Một lưu ý quan trọng là trước khi vệ sinh cho mũi, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô bằng khăn sạch để tránh đưa vi khuẩn trên tay vào vết thương.
2.1 Cách vệ sinh mũi sau khi nâng trong tuần đầu tiên
Trước tiên, bạn dùng dung dịch sát khuẩn Betadine thấm vào bông tẩy trang để sát khuẩn vết mổ. Hãy lau nhẹ nhàng lên vết mổ rồi dùng nước muối sinh lý để lau lại thêm 1 lần nữa.
Nếu bạn thực hiện thẩm mỹ ở cả phần cánh mũi thì cũng thực hiện sát khuẩn như vậy tại vị trí cắt hai bên cánh mũi. Những vị trí còn lại ở trên mũi, bạn có thể dùng nước muối sinh lý thấm một lượng vừa đủ lên bông y tế/ bông tây trang và lau nhẹ nhàng.
Sau khi nâng mũi, cả gương mặt của bạn cũng sẽ sưng nề nhẹ nên bạn hãy vệ sinh cho mặt thật nhẹ nhàng bằng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý/nước tẩy trang và vệ sinh thật nhẹ nhàng.
Để tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc da mặt tiết ra nhiều dầu, lên mụn trong thời gian này, bạn hãy vệ sinh cho vùng mũi theo hướng dẫn như trên 3 đến 4 lần một ngày.
2.2 Cách vệ sinh mũi sau khi nâng lúc vết mổ bắt đầu liền
Nếu vết mổ được khâu bằng chỉ thẩm mỹ, bạn sẽ cần tái khám để cắt chỉ theo lịch hẹn của bác sĩ nên hãy đến thẩm mỹ viện đúng ngày hẹn. Thông thường, thời gian cắt chỉ là sau 1 tuần tính từ ngày phẫu thuật.
Khoảng tuần thứ 2 trở đi sau khi nâng mũi, vết mổ bắt đầu liền. Giai đoạn này không có nguy cơ nhiễm trùng và viêm cao như giai đoạn đầu nhưng bạn cũng không nên lơ là khi vệ sinh mũi. Hãy tiếp tục sử dụng bông tẩy trang/ bông y tế và nước muối sinh lý để vệ sinh vết mổ.
Sau khi cắt chỉ, bạn hãy sử dụng những loại kem chống sẹo liên tục 3 – 4/lần ngày để vết thương nhanh chóng liền lại mà không để lại sẹo. Lưu ý là chỉ thoa kem chống sẹo sau khi vệ sinh vết mổ sạch sẽ.
Bạn cũng lưu ý rằng các loại thuốc bạn sử dụng dù là thuốc thoa hay thuốc uống đều cần tham khảo ý kiến sbacs sĩ trước khi sử dụng.
2.3 Cách vệ sinh vết mổ khi có dấu hiệu nhiễm trùng
Khi nhận thấy vết mổ có dấu hiệu bị nhiễm trùng như sưng tấy, chảy dịch, mưng mủ, bạn tuyệt đối không nên tự xử lý bằng các mẹo dân gian hay tự ý mua thuốc để điều trị. Thay vào đó, hãy đến ngay các bệnh viện lớn hoặc các địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được các bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời, tránh để vết mổ bị nhiễm trùng nặng hơn và lây lan sang các vùng da xung quanh. Lúc này bạn vẫn có thể vệ sinh bằng cách sử dụng nước muối để lau rửa miệng vết mổ.
3. Những lưu ý quan trọng về kiêng khem và chăm sóc mũi sau khi nâng
3.1 Bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học
Ngoài việc vệ sinh mũi theo hướng dẫn phía trên thì bạn cũng cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống khoa học bao gồm kiêng khem các loại thực phẩm dễ gây mưng mủ, sẹo và tăng cường dinh dưỡng để cung cấp đủ chất cho cơ thể giúp vết thương nhanh lành sau phẫu thuật. Cụ thể như sau:
- Bổ sung thực phẩm giàu protein để mô được tái tạo nhanh chóng như: phô mai, thịt nạc, các loại sữa đầu,…
- Cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin A để hạn chế sẹo xấu, sẹo lồi và hỗ trợ quá trình liền vết thương.
- Kiêng các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến vết thương và gây sẹo như: rau muống, thịt gà, đồ nếp,…
- Không ăn những thực phẩm có kết cấu quá cứng để tránh ảnh hưởng đến mũi
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cafe, rượu bia,..
3.2 Bạn cần một chế độ nghỉ ngơi và hoạt động hợp lý
Chế độ nghỉ ngơi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương sau khi nâng mũi.
- Ngủ đủ và ngủ đúng giờ để quá trình tái tạo da diễn ra một cách thuận lợi, từ đó giúp vết thương liền nhanh hơn.
- Tư thế ngủ: Khi ngủ cần phải giữ tư thế nằm ngửa để tránh các va chạm vào mũi gây ra tổn thương đến vết mổ.
- Hạn chế tối đa các tác động nên mũi như gãi, xoa và đặc biệt là các tác động mạnh từ bên ngoài. Trong những ngày tiếp theo khi vết thương dần được hồi phục, bạn sẽ có cảm giác hơi ngứa ở mũi nhưng tuyệt đối không được dùng tay tác động lực vào vết thương.
Trên đây là hướng dẫn cách vệ sinh mũi đúng cách sau khi nâng mũi cũng như những lưu ý cho bạn về cách kiêng khem và chăm sóc mũi hậu phẫu. Để đảm bảo quá trình hồi phục vêt sthuowng diễn ra nhanh chóng và an toàn và hiệu quả làm đẹp như mong muốn, bạn hãy tuân thủ đúng theo những hướng dẫn từ bác sĩ nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách chườm đá sau khi nâng mũi chuẩn nhất