Nhiều người khi nâng mũi bằng sụn tự thân gặp phải hiện tượng co ngót. Vậy đâu sẽ là cách khắc phục hiệu quả cho vấn đề này, hãy theo dõi ngay bài viết sau. Tin rằng với những phân tích chi tiết của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn
1. Nâng mũi sụn tự thân là gì?
Nâng mũi sụn tự thân là kỹ thuật chỉnh hình lại dáng mũi: sống mũi, đầu mũi, trụ mũi bằng chất liệu sụn được lấy ra từ chính cơ thể của người phẫu thuật nâng mũi.
Thông thường, sụn tự thân được tách ra từ một số bộ phận khác trên cơ thể có đặc điểm tương ứng với sụn mũi đặt vào giúp nâng cao sống, kéo dài, bọc đệm đầu mũi, cân bằng trụ mũi, …
Các loại sụn tự thân sử dụng trong nâng mũi:
- Sụn vành tai: Phần sụn nằm ở phía vành tai của con người có tính chất mềm, dẻo, đàn hồi tốt thường dùng lót bọc tại phần đầu mũi tạo nét tự nhiên.
- Sụn vách ngăn: nằm ngay tại vùng vách ngăn giữa hai bên lỗ mũi được dùng để chỉnh hình lại trụ mũi lệch, biến dạng.
- Sụn sườn: ở vị trí giữa các thanh xương sườn. Ưu điểm dễ tạo hình có thể để nâng cao sống mũi hoặc tái tạo lại toàn bộ dáng mũi.
2. Ưu điểm của nâng mũi sụn tự thân là gì?
Ứng dụng kỹ thuật nâng mũi sụn tự thân là bóc tách toàn diện dáng mũi và can thiệp toàn cấu trúc mũi. Từ đó, đầu mũi sẽ được xử lý bằng cách can thiệp sụn tự thân lấy từ vành tai, ngăn ngừa những biến chứng xấu và đảm bảo dáng mũi có vẻ đẹp tự nhiên.
Đặc biệt, phương pháp sửa mũi này sẽ can thiệp phần sóng có sự kết hợp giữa sụn vách ngăn và sụn sườn lấy từ cơ thể của chính khách hàng. Theo đó, dáng mũi sau khi can thiệp thẩm mỹ sẽ nhanh chóng ổn định, sụn tương thích nhanh với cơ thể, ngăn ngừa tình trạng đào thải theo thời gian.
Nâng mũi sụn tự thân được thực hiện theo quy trình khép kín. Phương pháp này được xem là lựa chọn tốt cho những ai mắc phải hạn chế về dáng mũi xấu, có nhiều khuyết điểm và mong muốn được khắc phục an toàn.
3. Nâng mũi sụn tự thân bị co rút
Hiện tượng co rút sau khi nâng mũi bằng sụn tự thân không còn quá xa lạ với nhiều người. Điều này đã ảnh hưởng đến nhan sắc cũng như sức khỏe của chính người làm đẹp. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những hệ lụy xấu bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
3.1 Nguyên nhân
- Sụn tự thân không tương thích cũng dẫn đến co rút
Mặc dù sử dụng sụn tự thân để nâng mũi nhưng trong một vài trường hợp vẫn không có sự tương thích với cơ thể. Một vài khách hàng mang cơ địa cực khó và nhạy cảm nên sụn không thể tương thích, từ đó dẫn đến hiện tượng co rút khiến dáng mũi nhanh chóng biến dạng, mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, khi sử dụng có nhiều sụn vành tai cho quá trình phẫu thuật cũng gây co rút. Điều này được lý giải bởi các dưỡng chất ở mũi không đủ để nuôi dưỡng phần sụn này khiến chúng bị teo dần lại.
- Môi trường phẫu thuật cũng khiến sụn bị co ngót
Môi trường phẫu thuật, dụng cụ y khoa không đảm bảo cũng khiến sụn dễ co ngót. Chính vì thế, bạn cần tìm đến địa chỉ làm đẹp uy tín để yên tâm trong quá trình nâng mũi. Thực tế, thời gian sửa lại mũi cũng lâu và khó khắc phục hơn lần đầu.
Hơn nữa, tay nghề của bác sĩ, quá trình đo đạc sụn chưa được chính xác. Khi nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn dễ bị co ngót khiến mũi biến dạng, méo mó. Đồng thời, khách hàng không tuân thủ ăn uống, vận động đúng mức cũng gây nên tình trạng này.
- Hình dáng mũi thay đổi sau khi sụn co ngót
Những dấu hiệu co rút khi nâng mũi bằng sụn tự thân rất rõ rệt. Điển hình như vùng da mũi teo, đầu mũi hếch lên, da mũi co thắt lấy phần sụn mũi. Đặc biệt, phần trụ mũi bị biến dạng khiến tổng thể khuôn mặt mất đi nét tự nhiên, hài hòa. Hãy nhanh chóng tìm cách khắc phục nếu gặp phải những hiện tượng này vì khi để lâu dễ dẫn đến tình trạng sưng, đau, chảy mủ lâu ngày dẫn đến hoại tử. Tệ hơn, bác sĩ sẽ phải tiến hành nạo bỏ phần mũi để tránh bệnh thêm trở nặng.
3.2 Cách khắc phục
Vì hiện tượng co rút xảy ra tương đối nhiều nên khách hàng băn khoăn nâng mũi sụn tự thân có tốt không. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này về cơ bản rất an toàn, mang lại vẻ đẹp, sự tự tin trên khuôn mặt. Và, để có được kết quả thẩm mỹ như ý, điều quan trọng bạn cần tìm đến địa chỉ uy tín được bộ y tế cấp phép để thực hiện.
- Tái phẫu thuật
Tùy vào cơ địa của từng người mà nâng mũi sụn tự thân được bao lâu. Cách khắc phục tốt nhất chính là tái phẫu thuật, thực hiện bóc tách toàn bộ mô xơ ở mũi. Đồng thời, chuyên gia sẽ tiến hành rút sụn ở mũi cho khách hàng để chấm dứt tình trạng trên.
- Chờ thời gian mũi lành
Sau khi đã tái phẫu thuật, khách hàng cần đợi một thời gian để mũi lành, ổn định. Thông thường từ 6 đến 8 tuần có thể chỉnh sửa toàn bộ mũi, bước vào tiến hành chính thức. Tuy nhiên, thời gian sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng nếu mũi của bạn đang bị viêm nhiễm.
- Tìm đến địa chỉ phẫu thuật uy tín
Lựa chọn bác sĩ để tiến hành khắc phục hiện tượng co rút vô cùng quan trọng. Bởi việc sửa chữa luôn luôn khó khăn hơn quá trình làm mới đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong đó, tay nghề chuyên gia phải chuyên nghiệp, am hiểu về lĩnh vực làm đẹp, có kinh nghiệm.
4. Nâng mũi bọc sụn Megaderm – Giải pháp thay thế an toàn
Sụn Megaderm vật liệu được chiết xuất từ tế bào biểu bì của người nên đạt độ tương thích cao với cơ thể, được sử dụng trong trường hợp người bị thiếu sụn tự thân, khắc phục nhanh tình trạng bóng đỏ và lộ sóng, được dùng để phòng ngừa biến chứng.
Megaderm giữ vai trò như một mô đệm êm ái bảo vệ cho da khỏi những tác nhân gây nên tình trạng bóng đỏ hay lộ sóng. Có độ tương thích với cơ thể lên đến 99%. Hoàn toàn không xảy ra những dị ứng.
Việc nâng mũi bọc sụn megaderm giúp bạn sở hữu được dáng mũi thanh tú lâu dài mà không lo bị dị ứng. Bởi megaderm sẽ tồn tại như sụn tự thân sản sinh ra, quá trình lưu thông của mạch máu hay dây thần kinh sẽ không bị ảnh hưởng. Từ đó mang lại hiệu quả cực kỳ cao trong thẩm mỹ.
Xem thêm: Nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không? Ưu và nhược điểm