Tiêm filler làm đầy môi là trào lưu làm đẹp đang được phái nữ hết sức ưa chuộng vì quá trình thực hiện nhanh, không để lại dấu vết thẩm mỹ, hiệu quả tức thì ngay sau khi thực hiện. Tuy nhiên không phải địa chỉ thẩm mỹ nào cũng mang đến cho bạn một kết quả ưng ý. Nhiều trường hợp tiêm filler môi bị biến chứng nhưng lại không biết cách xử lý kịp thời gây ra những hậu quả đáng tiếc. Lý do tiêm filler bị biến chứng và cách khắc phục. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng khi tiêm filler làm đầy môi nhưng không may gặp biến chứng nhé!
1. Tiêm filler môi là gì?
Tiêm Filler môi là phương pháp tạo hình môi theo hình dáng như mong muốn mà không cần phẫu thuật, không đụng chạm dao kéo. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một lượng Filler tiêm vào vị trí môi giúp làm đầy và tạo hình dáng môi theo ý muốn của khách hàng.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ phân bổ lượng filler vào từng vùng sao cho phù hợp, để làm đầy thể tích vùng môi. Các phân tử Filler sau khi được tiêm vào sẽ ổn định sau 1 tuần, giúp dáng môi trở nên mềm mại và tự nhiên.
2. Có nên tiêm filler làm đầy môi hay không?
Theo ý kiến của các chuyên gia thẩm mỹ thì việc có nên tiêm filler làm đầy môi không còn tùy thuộc vào quan điểm và nhu cầu, mong muốn của mỗi người. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này rất an toàn với nhiều ưu điểm sau:
- Filler là chất làm đầy được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận về độ hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
- Thời gian thực hành nhanh chóng chỉ từ 5 – 10 phút chỉ với một mũi tiêm filler là bạn đã có đôi môi trái tim như ý muốn.
- Đây là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, không gây sưng đau và không tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng.
Nếu quyết định thực hiện tiêm Filler thì bạn cần phải thận trọng trong việc lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ cho mình. Bởi phương pháp này cần sử dụng chất làm đầy có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đồng thời bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dày dặn mới có thể giúp kết quả thẩm mỹ được tối ưu và đảm bảo an toàn cho bạn.
3. Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi
- Nhiễm trùng.
- Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm.
- Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt.
- Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quanh vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ.
- Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch.
- U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy.
- Chấn thương mạch máu, tắc mạch.
- Tê do liệt dây thần kinh.
- Sự dịch chuyển hoặc bị đùn ra của chất cấy ghép.
4. Nguyên nhân tiêm filler môi gặp biến chứng
Mặc dù là phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật nhưng tiêm filler vẫn có thể xảy ra các biến chứng. So với các biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ thì biến chứng tiêm filler có thể được kiểm soát được một cách hiệu quả. Một vài các biến chứng thường gặp gồm: Nhiễm trùng, hoại tử da, mù mắt hoặc thuyên tắc mạch.
Khả năng biến chứng tiêm filler sẽ cao hơn nếu bạn rơi vào các trường hợp sau:
- Tiêm filler tại những cơ sở y tế thẩm mỹ không có uy tín, không đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng các loại filler không có nguồn gốc rõ ràng, không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp, tương thích với cơ thể.
- Tay nghề, kỹ thuật tiêm của bác sĩ chưa đủ tốt, tiêm sai cách, tiêm sai vị trí, tiêm không đúng liều lượng cũng dễ xảy ra biến chứng.
- Sau khi tiêm chất làm đầy nếu bạn không biết cách chăm sóc bản thân thì khả năng biến chứng cũng sẽ rất cao.
5. Cách xử lý khi tiêm filler môi bị biến chứng
Chúng ta sẽ không thể để các dấu hiệu bất thường kéo dài nhiều ngày, lại càng không thể tự mình xử lý các biến chứng thẩm mỹ trong đó có biến chứng tiêm filler tại nhà bởi khi này mức độ nguy hiểm sẽ càng cao. Nếu để xảy ra tình trạng thuyên tắc mạch thì nhiều khả năng sẽ dẫn đến tử vong. Vậy nên, nếu có dấu hiệu bất thường sau tiêm filler bạn cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời nhất.
Theo bác chuyên gia, Filler tiêm sai kỹ thuật hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại được. Nếu filler có thành phần hyaluronic acid, thì bác sĩ sẽ tiêm tan bằng hyaluronidase. Trong vòng 1 tuần filler sẽ bị tan hết. Việc xử lý biến chứng này khá nhẹ nhàng và không mất nhiều thời gian.
Với các trường hợp đặc biệt, các bác sĩ có thể tiến hành nạo vét filler ra khỏi cơ thể nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Kỹ thuật nạo vét này khác phức tạp cần được kiểm tra, thực hiện và kiểm soát bởi các bác sĩ chuyên khoa lành nghề. Chính vì thế, khi tiêm filler hay khi lựa chọn địa chỉ xử lý biến chứng tiêm filler bạn sẽ cần thận trọng nhất có thể.
Ngoài ra, để tránh những biến chứng không mong muốn, sau khi tiêm filler bạn cần cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối và để kéo dài thời gian duy trì filler tại vị trí mô mềm dưới môi:
- Không massage, không sờ nắm vào vị trí vừa tạo hình bằng filler để tránh chất làm đầy bị lệch khi vừa tiêm chưa cố định, gắn kết vào mô cơ.
- Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hạn chế ở trong những điều kiện nhiệt độ cao như phòng xông hơi.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Kiêng những loại thức ăn làm cơ thể dị ứng.
- Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn và thăm khám theo lịch bác sĩ chỉ định.
6. Địa chỉ tiêm filler môi an toàn, uy tín.
Lựa chọn tiêm filler môi tại thẩm mỹ Beauty Center – by Tấm, khách hàng sẽ được các bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thẩm mỹ, có đủ giấy phép hành nghề và chuyên môn cao thực hiện thăm khám và tư vấn trước để có những chỉ định phù hợp với từng trường hợp môi.
Bên cạnh đó, thẩm mỹ Beauty Center – by Tấm cam kết luôn sử dụng chất liệu filler có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng từ Mỹ và Hàn Quốc, được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt từ FDA Hoa Kỳ. Chính vì thế, mỗi ca tiêm filler tại đây đều được thực hiện một cách an toàn tuyệt đối, đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ, nhất định mang lại sự hài lòng và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất đến với từng khách hàng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về tình trạng môi của mình có thể gọi ngay đến hotline 0966605600 hoặc 0949597899 để đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và nhận những suất ưu đãi dịch vụ tiêm filler môi sớm nhất.
Xem thêm: Các loại filler thông dụng: Tiêm môi nên chọn filler nào?