Phun môi hỏng có sửa được không? Làm ở đâu uy tín?

phun môi hỏng

Phun môi đang là phương pháp thẩm mỹ hiện đại, được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Ưu điểm của phun môi là giúp đôi môi lấy lại vẻ đẹp hồng hào, tự nhiên mà không cần dùng tới son môi. Tuy nhiên, rất nhiều hiện tượng phun môi hỏng xảy ra, dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết các hiện tượng phun môi hỏng và cách khắc phục chúng nhé.

1. Nguyên nhân phun môi hỏng

Công nghệ phun môi lạc hậu, kém chất lượng

phun môi hỏng

Với công nghệ làm đẹp cũ, thì đầu kim phun rất to thô, cùng với hệ thống bơm mực cũng không đạt độ chính xác cao. Đầu kim phun gây tác động quá mạnh đến lớp biểu bì của da môi. Như vậy, nó sẽ khiến môi bị tổn thương nghiêm trọng, đồng thời sẽ tạo nên các vết thương hở và dẫn đến tình trạng môi bị nhiễm trùng đấy.

Thiết bị phun không được sát trùng. Đồng thơi, quy trình phun không đạt chuẩn thì sẽ rất khó tránh được những rủi ro như môi bị mưng mủ hay bỏng rộp, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cho đôi môi khi đưa mực phun vào da.

Mực phun không đạt chuẩn

Mực phun kém chất lượng, không có xuất xứ rõ ràng thường được sử dụng ở những nơi thẩm mỹ “chui”. Đây chính là nguyên nhân khiến đôi môi không thể lên màu giống như ý muốn.

Nghiêm trọng hơn là đối với những loại mực phun có pha tạp hóa chất, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng môi bị thâm đen và sẽ bị nhiễm trùng nếu như không được xử lý kịp thời đấy.

Cách chăm sóc chưa đúng

Bên cạnh những lý do trên, thì phun môi bị hỏng cũng có thể do bạn chăm sóc và vệ sinh môi sau khi phun không đúng cách. Sau khi phun môi, đôi môi sẽ bị tổn thương nhẹ nên nếu như bạn không kiêng ăn một số thực phẩm gây hại có thể sẽ khiến đôi môi bị sẹo. Đồng thời, bạn vệ sinh không đúng cách cũng khiến cho đôi môi bị nhiễm trùng đấy.

2. Các biểu hiện của phun môi hỏng

Bị nổi mụn nước

mọc mụn nước

Môi bị nổi mụn nước sau 1 hoặc 2 ngày sau khi phun môi là tình trạng thường gặp. Viền môi hay lòng môi cũng bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ li ti. Thậm chí, nặng hơn là toàn bộ môi bị nổi mụn nước to bằng hạt đậu khiến người bệnh hoảng sợ và gây khó khăn trong việc ăn uống cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Theo nhận định, môi sau phun bị nổi mụn nước là do cơ địa phản ứng mạnh mẽ với chất mực phun. Hoặc do quá trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập vào kim châm.

Môi bị phồng rộp, mưng mủ

Môi bị nổi phồng rộp, mưng mủ, đau nhứt thậm chí là chảy dịch mủ màu vàng đậm sau phun. Hiện tượng này da đã bị tổn thương rất nghiêm trọng bởi tác động của kim đâm quá sâu vào phần biểu bì của da, khiến cấu trúc thượng tầng của môi mất khả năng tự phục hồi. Nguyên nhân gây ra có thể do kỹ thuật viên tay nghề kém thực hiện, cộng với cơ địa khách hàng nhạy cảm.

Nhiễm trùng

phun môi bị nhiễn trùmg

Dấu hiệu này là nặng nhất gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiều nốt mụn, lở lở loét, sưng tấy, chảy máu…hay sụt cân, cơ thể nóng sốt do môi bị nhiễm trùng nặng.

Đặc biệt nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng đến tính mạng, chị em đặc biệt lưu ý. Hãy cẩn trọng và chọn lựa một cơ sở thẩm mỹ uy tín và đước nhiều người sử dụng, để tránh trường hợp tiền mất tật mang.

3. Phun môi hỏng có sửa được không? Cách khắc phục là gì?

Với những trường hợp nhẹ như môi sưng nhẹ, ngứa bạn có thể vệ sinh môi, chăm sóc bằng phương pháp thiên nhiên. Hoặc có thể đến cơ sở phun xăm để tư vấn cụ thể hơn về tình trạng môi của mình.

phun môi hỏng

Nếu không may sau khi phun môi bị hỏng, trước tiên bạn cần trao đổi với chuyên viên phun xăm, cùng nhau tìm cách chăm sóc đôi môi khỏi tình trạng hỏng hay nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng đôi môi bị nặng hơn.

Vậy cách khắc phục đôi môi bị hỏng do phun môi như thế nào?

Sử dụng thuốc:

Với những trường hợp nhẹ, môi chỉ xuất hiện một số hạt mụn nước liti hay bị kích ứng ngứa thì nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh kèm với kem bôi ngoài da Acyclovia. Nhưng bạn chỉ nên bôi lên vùng da nổi mụn nước và hãy dùng tăm bông để bôi thuốc.

Chế độ chăm sóc, ăn uống hợp lý:

Bạn không được dùng tay sờ lên môi hay dùng lưỡi liếm môi vì điều này sẽ khiến vi khuẩn bám lên môi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian điều trị, bạn không được bôi son hay dùng bất cứ dưỡng chất gì lên môi khi vết thương chưa lành. Đồng thời bảo vệ môi tránh khỏi ánh nắng mặt trời và bụi bẩn từ môi trường bằng khẩu trang mỗi khi ra ngoài.

  • Nên thực hiện sát trùng môi bằng nước muối sinh lý khoảng 3 – 4 lần.
  • Chế độ ăn uống khoa học với nhiều hoa quả tươi, rau xanh để bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể và thúc đẩy vết thương nhanh lành.
  • Tránh xa các thực phẩm có thể gây lở loét, viêm nhiễm môi như thịt gà, thịt bò, đồ nếp, đồ tanh hay các thức uống chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu, bò húc…

Xem thêm :

Rate this post

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Chi nhánh Hà NộiChi nhánh Hồ Chí Minh

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *