Hiện nay, phương pháp nâng mũi bọc sụn đang giúp chị em phụ nữ nhanh có được chiếc mũi cao thẳng cùng các đường cong dịu dàng mềm mại, thật như tự nhiên và đều, cân đối cùng gương mặt. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp thẩm mỹ thì kết quả có duy trì vĩnh viễn hay không cũng là câu hỏi quý chị em phụ nữ còn băn khoăn, e ngại. Vậy, nâng mũi bọc sụn có vĩnh viễn không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc nhé.
1. Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn là một trong những phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay vì chúng đem lại nhiều ưu điểm không chỉ về thẩm mỹ mà còn an toàn khi sử dụng.
Kỹ thuật nâng mũi bọc sụn là sự kết hợp giữa sụn sinh học và sụn tự thân, sụn tự thân ( thường là sụn vành tai) có vai trò bảo vệ đầu mũi tránh khỏi những biến chứng gây ra, như bóng đỏ lộ sóng…sụn sinh học có vai trò nâng cao sóng mũi thấp tẹt. Kỹ thuật này giúp tạo sống mũi cao, tự nhiên, đầu mũi thon gọn và hài hòa. Đồng thời khắc phục được biến chứng đầu mũi bóng, đỏ hoặc thậm chí bị thủng khi nâng mũi Hàn Quốc đơn thuần (nâng mũi chỉ sử dụng sụn nhân tạo).
2. Khi nào nên nâng mũi bọc sụn?
Nâng mũi bọc sụn là giải pháp khắc phục được các khuyết điểm ở vùng mũi, tạo dáng mũi thon gọn, tự nhiên và hài hòa. Hình dáng mũi thay đổi còn giúp khuôn mặt trở nên rạng rỡ, thu hút và dễ dàng gây ấn tượng với người đối diện.
Các đối tượng nên thực hiện nâng mũi bọc sụn:
- Sống mũi thấp, tẹt và ngắn
- Vùng da ở đầu mũi mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương
- Người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể cân nhắc nâng mũi bọc sụn thay vì nâng mũi sụn nhân tạo đơn thuần (nâng mũi Hàn Quốc)
- Hoặc bất cứ trường hợp nào mong muốn cải thiện hình dáng mũi
Nâng mũi bọc sụn là tiểu phẫu đơn giản và có mức độ can thiệp hạn chế. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phương pháp này không được khuyến cáo thực hiện trong những trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người dưới 18 tuổi (do cấu trúc sụn, xương chưa phát triển hoàn chỉnh và cơ địa dễ dị ứng, quá mẫn)
- Người bị rối loạn đông máu
- Người có tiền sử bệnh tim mạch
Trước khi tiến hành nâng mũi bọc sụn, nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng (đặc biệt là dị ứng thuốc, vật liệu y tế,…) để được cân nhắc về việc phẫu thuật chỉnh sửa mũi. Không trung thực trong khai báo tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro và biến chứng hậu phẫu.
3. Quy trình thực hiện phương pháp nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn là phương pháp thẩm mỹ khá đơn giản và có quy trình thực hiện nhanh gọn (khoảng 45-60 phút). Quy trình nâng mũi bọc sụn gồm các bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, đánh giá cấu trúc mũi và tư vấn phương pháp phù hợp. Nâng mũi bọc sụn có thể áp dụng cho những trường hợp mũi không có quá nhiều khuyết điểm như sống mũi thấp, tẹt, đầu mũi tròn và dáng mũi ngắn.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm tổng quát
Như đã đề cập, nâng mũi bọc sụn là phương pháp can thiệp dao kéo. Do đó để đảm bảo an toàn, bác sĩ cần khai thác tiền sử bệnh lý, khám tổng quát và xét nghiệm máu. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi khách hàng đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe.
Trong trường hợp đang bị sốt, nhiễm trùng hoặc sử dụng thuốc có tác dụng chống đông máu, bác sĩ có thể yêu cầu trì hoãn thời gian phẫu thuật để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này có chống chỉ định tuyệt đối với người bị tiểu đường, rối loạn đông máu, tiền sử tim mạch,…
Bước 3: Gây tê và sát trùng
Để tránh cảm giác đau đớn và khó chịu khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và sát trùng vùng mũi trước khi can thiệp phẫu thuật.
Bước 4: Tiến hành nâng mũi bọc sụn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy sụn tự thân từ tai, vách ngăn hoặc cân cơ thái dương. Sau đó bóc tách mũi, sử dụng sụn nhân tạo đặt lên 2/3 sống mũi và dùng sụn tự thân để bọc đầu mũi.
Bước 5: Nghỉ ngơi, phục hồi
Sau khi thực hiện phẫu thuật, khách hàng sẽ được nghỉ ngơi tại bệnh viện trong vòng vài giờ đồng hồ hoặc 1 ngày (tùy trường hợp). Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ, thân nhiệt và tình trạng sức khỏe trước khi cho khách hàng trở về nhà.
Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu, tái khám theo lịch hẹn
Khi trở về nhà, cần sử dụng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau 5 – 7 ngày hoặc theo thời gian được bác sĩ yêu cầu, cần quay trở lại bệnh viện để được tái khám.
4. Nâng mũi bọc sụn có giá bao nhiêu?
Theo khảo sát, chi phí nâng mũi bọc sụn có chi phí dao động từ 20-25 triệu đồng tuỳ thuộc vào khuyết điểm ở vùng mũi và loại sụn sử dụng, cơ sở y tế thực hiện và tay nghề của bác sĩ. Ngoài ra, chi phí thực hiện có thể cao hơn nếu tái phẫu thuật (phẫu thuật lần 2, 3).
Hiện nay, có khá nhiều trung tâm thẩm mỹ thực hiện nâng mũi bọc sụn với giá rẻ. Tuy nhiên để hạn chế biến chứng và rủi ro đáng tiếc, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín và chất lượng.
Nâng mũi bọc sụn có được vĩnh viễn không?
Theo các chuyên gia trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, phương pháp này sử dụng sụn nhân tạo có chất lượng cao, an toàn và bền đẹp trong thời gian dài. Đồng thời dùng sụn tự thân (thường là sụn vành tai) để bọc ở đầu mũi nhằm hạn chế tình trạng mũi bóng, đỏ do sụn nhân tạo ma sát với mô da. Chính vì vậy, nâng mũi bọc sụn có hiệu quả lâu dài hơn so với nâng mũi Hàn Quốc. Nếu biết cách chăm sóc, chị em có thể duy trì kết quả như là trọn đời.
Phương pháp này có mức độ xâm lấn vừa phải, không can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi nên hiếm khi phát sinh biến chứng nặng nề. Tuy nhiên nếu thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng, bạn có thể gặp phải các biến chứng như mũi nâng quá cao, dáng mũi thiếu tự nhiên, mũi bóng đỏ, viêm nhiễm, hoại tử và tổn thương dây thần kinh thị giác.
- Nâng mũi bọc sụn: Nên chọn sụn Megaderm hay sụn tự thân
- Tổng hợp các loại sụn nâng mũi phổ biến thường dùng