Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ thu hút đông đảo sự chú ý, quan tâm của hầu như mọi người. Với ước mơ thay đổi diện mạo bằng cách chỉnh một dáng mũi khác sẽ làm khuôn mặt trông hài hòa hơn sẽ giúp chị có nhiều tự tin trong công việc và cuộc sống, niềm tin vào chính bản thân. Tuy nhiên, rất nhiều người còn băn khoăn, trăn trở về thời gian hồi phục sau khi nâng mũi. Hãy cùng Beauty Center by Tam giải đáp câu hỏi về quá trình và thời gian phục hồi sau khi nâng mũi qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đối tượng nên nâng mũi?
Nâng mũi cũng giống như một cách để tút lại nhan sắc của mình. Bất kỳ ai cũng đều mong muốn sở hữu một khuôn mặt khả ái, thanh thoát giúp họ trở nên tự tin hơn. Việc nâng mũi không chỉ giúp bạn có một khuôn mặt xinh đẹp mà còn giúp bạn yêu bản thân, tự tin hơn trong cuộc sống. Vậy, những ai cần sử dụng phương pháp này?

- Dáng mũi thấp, hếch hay gù bẩm sinh, đầu mũi to bè thiếu hoàn hảo.
- Mũi bị gãy, hỏng do chấn thương từ tai nạn.
- Chiếc mũi bị lỗi, biến dạng do chất liệu độn không phù hợp từ lần nâng mũi trước.
- Chiếc mũi bị lệch vách ngăn, đầu mũi hếch.
- Mũi bị nhiễm trùng, đau nhức, khó chịu.
- Bạn đã nâng mũi nhưng không ưng ý.
2. Nâng mũi bao lâu thì lành?
Các chuyên gia trong ngành thẩm mỹ cho biết việc lựa chọn phương pháp nâng mũi sao cho phù hợp với tình trạng mũi là điều vô cùng quan trọng. Hiện nay, có 2 hình thức nâng mũi là nâng mũi không phẫu thuật ( tiêm chất làm đầy, dùng mỡ tự thân, dùng chỉ ) và nâng mũi có phẫu thuật ( sụn nhân tạo và sụn tự thân ). Mỗi phương pháp đều có quy trình thực hiện và kỹ thuật khác nhau vì vậy mà thời gian phục hồi tổn thương giúp mũi ổn định cũng sẽ khác nhau.

Với nâng mũi không phẫu thuật thì bạn sẽ có ngay chiếc mũi cao đẹp chỉ sau 1 khoảng thời gian ngắn mà không cần phải tốn thời gian nghỉ dưỡng để phục hồi và chăm sóc.
Ngược lại, nâng mũi can thiệp dao kéo chắc chắn thời gian lành thương sẽ lâu hơn, cần kiêng cử cẩn thận và chăm sóc hậu phẫu chu đáo hơn so với nâng mũi không phẫu thuật.
Trong phẫu thuật, bất kể phương pháp tiểu phẫu hay đại phẫu đều sẽ trải qua giai đoạn phù nề, sưng viêm tại vị trí can thiệp. Phẫu thuật nâng mũi cũng không ngoại lệ, sau khi nâng mũi, giai đoạn sưng nề xảy ra là hoàn toàn bình thường.
Đối với tiểu phẫu, giai đoạn sưng nề sẽ kéo dài từ 6 đến 14 ngày, thời gian ngắn hay dài còn tùy thuộc vào tỉ lệ can thiệp vào mô, cơ địa và cách chăm sóc.
Thông thường, quá trình hồi phục của mũi sẽ chia ra 3 giai đoạn chính:
· Giai đoạn 1: Sau phẫu thuật, mũi sẽ có triệu chứng sưng nề, bầm tím, cảm giác đau ê nhẹ trong khoảng 2 ngày đầu. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể, vì thế bạn đừng nên quá lo lắng.
· Giai đoạn 2: Tình trạng sưng viêm, bầm tím sẽ giảm dần, vết thương cũng bắt đầu khô lại, cảm giác đau ê cũng giảm dần, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trong khoảng 3 đến 5 ngày tiếp theo.
· Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 6 trở đi, vết thương sẽ bắt đầu liền lại, vết thương khô ráo, chúng ta đã có thể cắt chỉ. Ở một số trường hợp thì vết thương vẫn còn sưng nhẹ và sẽ ổn định trong những ngày tiếp theo.
3. Cơ địa của từng người
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, cơ địa phản ánh rõ ràng sự phản ứng trong cơ thể khi tiếp xúc với yếu tố bên ngoài tác động. Việc này cũng chính là yếu tố chính quyết định sự hồi phục của mọi người sau khi sử dụng phương pháp nâng mũi.
Thông thường, đối với cơ địa lành tính chỉ cần 5 đến 7 ngày vết thương sẽ hết bầm tím và sưng đau, sau 7 đến 10 ngày có thể tái khám tiến hành kiểm tra và cắt chỉ.
Còn với những người có cơ địa “nhạy cảm” hơn, thời gian lành thương lâu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người nên bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, dù có cơ địa tốt hay xấu, thì việc bạn cần làm sau khi nâng mũi là chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi có khoa học tại nhà. Tránh để vết thương bị nhiễm trùng vì như vậy rất dễ gây biến chứng và để lại sẹo xấu.
4. Một số trường hợp khác làm quá trình hồi phục lâu hơn
Việc lo lắng về sưng đau mãi không giảm sau hậu phẫu khiến chị em cảm thấy bất an, mệt mỏi. Vậy, nguyên nhân do đâu?

- Những người có da dày, nhiều dầu nhờn thường có thời gian hồi phục lâu hơn
- Những người có đầu mũi to, nhiều mô cũng sẽ có thời gian hồi phục lâu hơn do thao tác xử lý mô đầu mũi, giúp mũi thon gọn.
- Tùy vào kỹ thuật thực hiện, can thiệp xử lý càng nhiều thì thời gian hồi phục càng lâu.
- Những trường hợp nâng mũi sửa lại, do da và mô đã từng bị tác động nên sẽ cần thời gian dài hơn để ổn định và hồi phục
5. Chế độ chăm sóc sau hậu phẫu
Việc chăm sóc sau hậu phẫu là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng cũng như có được dáng mũi như ý.
Sau khi phẫu thuật nâng mũi đẹp, bạn được phép về nhà sinh hoạt bình thường. Vết thương sẽ sưng nhiều trong thời gian đầu và giảm dần qua các ngày tiếp theo. Mức độ sưng của vết thương tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và sự phức tạp của loại phẫu thuật.
- Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không nên đeo kính có gọng.
- Không va chạm vào vùng mũi, không dùng tay sờ, nắn, bóp mũi, không hoạt động mạnh, chơi thể thao như chạy bộ, bơi lội… trong thời gian đầu.
- Nên nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa để dáng mũi được cố định.
- Tránh những thức ăn gây lồi thịt như rau muống, thịt bò, cua, tôm, đồ biển, đồ nếp, đồ có nhiều đường, đồng thời nên bổ sung thêm rau, quả. Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và tăm bông mỗi ngày. Cách thực hiện: Để khăn nhỏ hoặc tăm bông sạch thấm vào nước muối sinh lý và lau nhẹ vùng mũi 1 ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối. Nước muối có độ lành tính cao và không gây tổn thương cho vùng mũi nhạy cảm sau khi phẫu thuật.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất. Ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn.

Với việc đảm bảo những quy tắc chăm sóc trên, việc hồi phục sau hậu phẫu của bạn hoàn toàn đạt được 80% hiệu suất. Vì vậy, bạn cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Hơn nữa, việc tránh biến chứng sau khi nâng mũi cũng phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ. Vì thế, hãy lựa chọn cho mình một trung tâm thẩm mỹ chất lượng tốt, đảm bảo uy tín để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.
- Có nên nâng mũi sụn tự thân không? Làm ở đâu uy tín?
- Có nên nâng mũi không phẫu thuật không? Có những phương pháp nào?