Tạo hình môi trái tim – một hot trend làm đẹp đã và đang được hội chị em đón nhận nồng nhiệt và thích thú. Vậy thì môi trái tim là như thế nào? Quy trình tạo hình môi trái tim ra sao? Làm môi trái tim có đau, có an toàn không? Cùng Tấm tìm hiểu về xu hướng làm đẹp này ngay thôi nhé!
1. Tạo môi trái tim là như thế nào?
Là phụ nữ, bất kỳ ai cũng mong muốn sở hữu những đường nét riêng nổi bật khiến gương mặt khả ái và cuốn hút người nhìn. Trong đó, đôi môi cũng là một điểm nhấn tạo ấn tượng với người đối diện. Bên cạnh làn môi đầy đặn, căng mọng, nhiều cô nàng còn muốn có được đôi môi trái tim vừa sexy lại vừa dễ thương.Đôi môi được gọi là môi trái tim khi có phần môi trên 2 bên nhân trung mỏng và cân đều, phần môi giữa nhân trung sẽ đầy và tương xứng như đỉnh của trái tim. Riêng phần giữa môi trái tim dưới có một gợn nhỏ nông hoặc sâu hài hoà với đường nét trên khuôn mặt.
2. Quy trình tiêm filler tạo hình môi trái tim
Quy trình tiêm filler môi Tấm được diễn ra như sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn tình trạng hiện tại của khách hàng.
- Bước 2: Kiểm tra filler tại chỗ: Khách hàng được phép kiểm tra filler, check mã vạch nếu muốn để đảm bảo filler tại Tấm là filler cao cấp, đúng yêu cầu của khách hàng trước khi thực hiện tiêm.
- Bước 3: Thực hiện tiêm filler: Quá trình thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao có kinh nghiệm và chuyên môn, thực hiện trong môi trường an toàn, vô khuẩn, không gian thoải mái thư giãn. Thời gian thực hiện 25-30 phút.
- Bước 4: Bác sĩ tạo hình vùng tiêm và sát trùng: Sau khi tiêm filler môi, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình môi trái tim để có được dáng môi đẹp, gợi cảm. Tiếp đó, bác sẽ sẽ sát trùng để kết thúc liệu trình, đảm bảo cho môi không bị sưng tấy.
- Bước 5: Bác sĩ tư vấn sau thực hiện: Bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn kiêng khem phù hợp, làm thế nào để giữ dáng môi được đẹp và lâu, xử lý một số trường hợp có thể phát sinh một vài ngày sau khi tiêm như thế nào…
3. Tiêm môi trái tim có đau không, có an toàn không?
Mặc dù hình ảnh mũi tiêm xuyên vào môi trông khá đáng sợ nhưng khi tiêm, bạn sẽ được gây tê để không phải chịu cảm giác đau đớn. Cảm giác khó chịu như kiến cắn thì có thể có, ít hoặc nhiều phụ thuộc vào tay nghề của bác sỹ nhưng đau thì chắc chắn không. Hai phương pháp gây tê phổ biến được sử dụng khi tiêm môi là thoa kem gây tê lên môi hoặc tiêm thuốc tê vào lợi. Sau vài phút, môi bạn sẽ mất cảm giác và sẵn sàng để được tiêm. Bên cạnh đó, một liều thuốc giảm đau có thể sẽ được mix vào cùng với filler trong quá trình tiêm và nó sẽ có tác dụng tức thì ngay khi mũi tiêm bắt đầu tiếp xúc với da môi của bạn.
Quy trình tiêm filler được thực hiện rất đơn giản, sử dụng kim chuyên biệt và sản phẩm chất làm đầy để tiêm vào cơ thể. Tuy nhiên về yêu cầu kỹ thuật thì người thực hiện phải được đào tạo bài bản để đưa chất làm đầy vào vị trí mong muốn.
Nhìn chung, phương pháp này tương đối an toàn. Những rủi ro hay biến chứng nặng nề xảy ra thường là do tay nghề không cao, kỹ thuật tiêm không đúng và chọn lựa chất làm đầy không phù hợp.
4. Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm môi trái tim
Tiêm filler môi là một phương pháp đơn giản và nhanh chóng, tuy nhiên cũng phải tuân theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả hoàn hảo nhất. Theo các bác sĩ tại Tấm, với những người mới tiêm filler môi xong, cần lưu ý những điều sau:
- Kiêng đồ nếp, hải sản, thịt bò, rau muống,…trong hai tuần đầu
- Hạn chế đi xông hơi, mát xa trong quá trình tiêm filler sẽ giúp môi giữ được lâu hơn
- Không trang điểm 6-12 tiếng
- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong 2 tuần đầu
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám
Qua bài viết trên, Tấm đã giúp bạn biết thêm về phương pháp tiêm filler môi cũng như quy trình thực hiện. Nếu vẫn đang tìm một địa điểm uy tín có thể sẽ đồng hành cùng bạn trong hành trình làm đẹp thì đừng ngần ngại hãy đến với Tấm để được trải nghiệm dịch vụ làm đẹp hàng đầu Việt Nam.
Xem thêm: Cắt môi – Tạo hình môi, cứu tinh để có bờ môi xinh quyến rũ