Chăm sóc sau nâng mũi: Kiêng gì, ăn gì cho mau lành?

chăm sóc mũi

Bên cạnh các yếu tố như cơ sở thẩm mỹ uy tín, tay nghề bác sĩ có tốt hay không thì cách bạn chăm sóc và kiêng khem sau phẫu thuật cũng quyết định đến 50% sự thành bại của cuộc thẩm mỹ. Khách hàng sau khi nâng mũi cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh các biến chứng xảy ra cũng như giúp mũi nhanh chóng hồi phục. Tất cả các vấn đề về kiêng khem hậu phẫu như nâng mũi nên ăn gì, không ăn gì, cách kiêng khem ra sao và trong bao lâu, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này của Tấm nhé! 

1. Một số triệu chứng thường gặp sau khi nâng 

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, một số các vấn đề thường gặp có thể kể đến như sau:

chăm sóc mũi
  • Cảm giác đau nhẹ, ê ê mũi hoặc đầu mũi
  • Sưng bầm ở vùng phẫu thuật và vị trí mắt hoặc má
  • Thở bằng mũi khó khăn hoặc bị nghẹt mũi
  • Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ

Nếu bạn có các biểu hiện trên sau khi nâng mũi thì cũng đừng quá lo lắng vì đây là các triệu chứng bình thường. Để mũi nhanh chóng hồi phục và được vào form đẹp, bạn cần có một chế độ kiêng khem chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý chế độ chăm sóc hậu phẫu để mau chóng sở hữu một dáng mũi như ý và bền lâu.

2. Bạn cần một chế độ đặc biệt chăm sóc sau nâng mũi

Những yếu tố chính tác động đến quá trình vết thương hồi phục cũng như để mũi lành hoàn toàn và đẹp tự nhiên là: kỹ thuật thẩm mỹ bạn lựa chọn; tay nghề của bác sĩ thực hiện; cơ địa của mỗi người và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật. Trong đó, hai yếu tố quyết định đến 90% sự thành bại của một ca phẫu thuật là tay nghề của bác sĩ và cách chăm sóc, gìn giữ sau nâng. Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý chế độ chăm sóc hậu phẫu để mau chóng sở hữu một dáng mũi như ý và bền lâu.

3. Hướng dẫn kiêng khem và chăm sóc mũi sau nâng: Kiêng gì, ăn gì cho mau lành?

kieng khem sau nâng mũi

Một chế độ kiêng khem, chăm sóc đúng cách sau khi phẫu thuật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng mũi sau bao lâu thì đẹp. Thậm chí đây còn là yếu tố quyết định bạn có nâng mũi thành công hay không. Vì vậy nên, hãy đọc kỹ những lưu ý sau nhé: 

  • Ăn nhiều các thực phẩm như thịt lợn, thịt vịt, cá, nước ngọt, phô mai, sữa, trứng… để cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả giúp nhanh lành vết thương. 
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin A như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, rau má, rau diếp cá và gan động vật… giúp nhanh chóng làm mềm, làm phẳng và mờ các vết sẹo, tạo hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Kiêng một số thực phẩm dễ gây ra sẹo, làm chậm quá trình hội phục như thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp, đậu phộng, đồ lên men và các chất kích thích. 

4. Hướng dẫn một số cách giúp giảm sưng bầm sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi, hiện tượng sưng bầm sau phẫu thuật là chuyện khá bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để làm giảm hiện tượng sưng tấy, bầm tím mũi sau khi nâng tại các địa chỉ thâm mỹ uy tín hoặc ngay tại nhà.

Cách 1: Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật nâng mũi

Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật nâng mũi là phương pháp thường áp dụng cho những người có máu loãng, dễ tụ dịch nhằm mục đích giúp dịch thoát đi tốt hơn, tránh sưng bầm. 

Cách 2: Uống nước đường ấm sau phẫu thuật

Uống một ly nước đường ấm sau khi phẫu thuật sẽ giúp cơ thể bạn được cung cấp lại năng lượng, từ đó giúp giảm sưng bầm rất hiệu quả. 

uống nước

Cách 3: Uống thuốc theo đơn chỉ định

Sau khi phẫu thuật kết thúc, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc giảm đau và các loại thuốc cần thiết khác để giúp bạn giảm tình trạng sưng bầm sau nâng mũi hiệu quả. Bạn nên uống thuốc và sử dụng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không uống thuốc ở ngoài nhé.

Cách 4: Uống nhiều nước

Ngoài việc uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm các loại nước hoa quả khác có công dụng hữu hiệu trong việc giảm sưng và tan máu bầm nhanh chóng như nước thơm, nước cam, nước rau má, nước diếp cá… 

Cách 5: Ăn nhiều thực phẩm thanh mát

Bổ sung các thực phẩm thanh mát và giàu vitamin A như như rau má, diếp cá, súp lơ xanh, bí đỏ… cũng là một trong những cách hữu ích để giúp vết thương nhanh lành và giảm hiện tượng sưng bầm sau nâng.

Cách 6. Chườm lạnh và chườm nóng

  • Chườm lạnh (đá): Bạn có thể chườm đá để giúp gương mặt giảm sưng bằng cách chop đá vào khăn mềm sạch và đặt nhè nhàng lên mũi. Tuyệt đối không lăn trực tiếp đá lên mũi và cố gắng tránh để nước dây vào vết thương. 
  • Chườm nóng (lăn trứng gà): Chườm nóng không có tác dụng giảm sưng mà chỉ có tác dụng giảm bầm sau nâng mũi. Khoảng 4 – 5 ngày sau khi tháo nẹp mũi, bạn có thể sử dụng trứng gà với nhiệt độ nóng ấm vừa phải để chườm lên các vùng bị bầm.

Cách 7: Vận động đúng cách

Sau nâng mũi, bạn nen hạn chế các hoạt động vận động mạnh nhưng cũng không nên nằm một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng sưng bầm sau nâng hiệu quả.

5. Một số các lưu ý khác về kiêng khem sau khi nâng mũi

5.1. Chăm sóc, sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

chăm sóc mũi

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ kê cho thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau để giúp bạn phục hồi nhanh chóng và thoải mái hơn. Thuốc kháng viêm có nhiệm vụ giúp vết thương được giữ sạch sẽ, tránh viêm. Và thuốc giảm đau có tác dụng giúp khách hàng bớt đau đớn sau khi thuốc gây tê trong khi phẫu thuật hết tác dụng. Bạn nên lưu ý uống thuốc theo chỉ định, đúng thời gian để tránh viêm nhiễm hay tổn thương. Đặc biệt không được lạm dụng thuốc giảm đau, nếu đau quá, bạn hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn thêm chứ không nên tự ý uống quá liều chỉ định hay mua them thuốc ở ngoài để tránh tác dụng phụ.

5.2. Hỏi ý kiến về các loại thuốc trị bệnh có thể dùng

Với những người thường xuyên dùng các loại thuốc hỗ trợ sức khỏe, thuốc trị cao huyết áp, đau đầu hoặc đau dạ dày, bạn nên nói rõ với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Hay nếu bạn muốn dùng thêm loại thuốc gì sau khi nâng mũi, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống vì một số loại thuốc khi kết hợp với nhau có thể gây ra những phản ứng phụ cho cơ thể, thậm chí là nguy hại cho vết mổ nên cần cân nhắc kỹ cũng như do nhiều loại thuốc có thể khiến cho vết thương lâu lành, thậm chí là gây sưng tấy nhiều hơn. 

5.3. Thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi

Trước khi phẫu thuật, bạn cần sắp xếp thời gian thực hiện sao cho hợp lý vì sau khi phẫu thuật bạn cần chuẩn bị từ 3-7 ngày để cơ thể được nghỉ ngơi. Đây là giai đoạn vết thương cần phải tái tạo và bình phục. Riêng với các kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi phức tạp như nâng mũi cấu trúc, nâng mũi sử dụng sụn tự thân vì phải can thiệp thay đổi toàn bộ dáng mũi, lấy sụn tự thân từ vách ngăn mũi, sụn vành tai hoặc sụn sườn thì các bộ phận này cũng cần phải có thời gian lành thương. 

nghỉ ngơi

5.4. Tránh các hành động gây ra tổn thương hay va chạm cho mũi

Bạn nên tránh các hoạt động mạnh có thể gây tổn thương cho mũi như sau:

  • Không tự ý lái xe sau phẫu thuật
  • Không tác động mạnh lên mũi: không sờ, gãi, hay day mũi.
  • Không vận động, thể dục thể thao mạnh như bơi lội, tập gym, cầu lông, chạy bộ… 
  • Không đeo kính, trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm khi vùng mũi chưa lành hẳn
  • Kiêng chuyện vợ chồng trong thời gian đầu sau khi nâng mũi

Xem thêm :

Rate this post

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Chi nhánh Hà NộiChi nhánh Hồ Chí Minh

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Dịch vụ thiết kế website Chuyên nghiệp Chuẩn SEO

    Dịch vụ kệ sắt v lỗ